Thao Thức Ban Ngày

Trở về nhà, nhất định không để cho thời gian làm chủ thân xác mình, tưởng tượng đêm thành ngày – ngày biến đêm là biết ngay tâm trạng người về! Hai mắt híp lại não bảo: “Ngủ đi ngủ đi, giờ này là giờ đi ngủ mà, 1 giờ sáng sao ngồi đây!” trong khi trời nắng chang chang đồng hồ chỉ 4 giờ chiều ngày thứ sáu. Giờ của châu Âu đi nhanh hơn giờ của châu Mỹ 9 múi.

Có lẽ từ châu Mỹ sang châu Âu con người dễ điều chỉnh hơn, từ ngày sang đêm luôn nhẹ nhàng hơn đêm sang ngày, đâu có ai than thở: “thức ngày để biết ngày dài” bao giờ đâu, chỉ than thở “thức đêm mới biết đêm dài” tôi đang thức trắng đêm đây nè vì vừa trở về nhà sau chuyến du hành đầy thú vị tại Châu Âu!

Hôm qua, đang còn lo toan tại phi trường Calgary tại Canana vì bị trễ máy bay trở về Mỹ, hôm nay thong thả ngồi trước bàn phím thân thuộc của mình, hai chiếc va li chỉ một cái được nghỉ ngơi, cái kia vẫn còn nguyên si chưa thèm đụng đến. Đụng làm gì vì có cần di chuyển nữa đâu chứ, hành trình đã hoàn tất.

Venice

Ngày 28 tháng 6, 2011 khởi hành từ San Francisco bay thẳng sang Switzerland, ngồi 11 tiếng, ngủ 8 tiếng về đêm, nên khi thức dậy thân thể sảng khoái, thoải mái ngắm nghía phi trường Zurich.

Chuyển máy bay sang đến Venice là 6 giờ 45 phút chiều ngày thứ tư 29 tháng 6-2011, người ta khuyên nên thăm Venice một tuần, ít hơn không đủ thời gian thưởng thức cảnh đẹp trong thành phố ấy, tôi có vỏn vẹn 53 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, phải trừ đi thời gian ngủ chỉ còn đâu đó chưa đến hai ngày, thôi thì có bao nhiêu vui bấy nhiêu. Khí hậu vừa phải, không nóng không lạnh, anh của tôi đã chuẩn bị mọi thứ, từ phi trường đón xe bus số 1 có màu xanh thẫm tốn 5 euro một người, xe cao chứa hành lý ở tầng dưới, du khách không cần phải kéo hành lý nặng nề lên xe và nhất là xe đi thẳng về bến xe gần trạm tàu chính Piazzale Rome.

Và chúng tôi đến Venice buổi chiều trời trong xanh, mây lúng liếng cười với vài tia nắng nhảy múa chào mừng – mùa hè của Venice xinh sao là xinh.

Vào khách sạn lúc 7 giờ 10 phút sau khi đi bộ qua chiếc cầu được cô bạn đặt tên là cầu Ná Thở gồm có tổng cộng hơn 160 bực thang lên xuống cùng với hành lý. Đứng trên cầu nhìn được một góc của thành phố nổi, người ta đang tu sửa lại vài khu vực, tầm nhìn của du khách bị cản bởi những cột kèo, bao nhiêu giàn sắt thép, tôi nghĩ đến cách đây ngàn năm, khoa học kỹ thuật chưa hiện đại, máy móc thô sơ toàn bộ phụ thuộc vào bắp thịt con người, ý chí nào, sức mạnh nào giúp người ta xây dựng nên những công trình tuyệt đẹp như vậy, nhất là xây nhà trên nước.

Ngồi chờ đón bạn, chẳng thấy bạn đâu, có lẽ vì lăng xăng chụp hình, khối đông người di chuyển qua lại, chẳng tìm thấy nhau – lúc này mới biết chiếc phone bé bé cầm gọn trong tay – cell-phone – quí giá thế nào!

Phưong tiện di chuyển chính trong thành phố Venice là tàu – phà khắp nơi, du khách lần đầu tiên ghé thăm hẳn sợ xanh mặt, khi thấy ghe nhỏ băng ngang, phà thong thả trườn đến, cano lướt vèo vèo xuyên ngay chính giữa, bến phà bập bềnh người lên kẻ xuống, không an toàn chút nào cả. Quen với cách sống tại Mỹ, bảo vệ sinh mạng con người nhiều lúc bị xem là quá đáng, kiểu “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột” nên bước chân xuống phà mà lạnh lạnh sống lưng.

Thành phố nổi trên nước này được thành lập từ lâu lắm, khởi đầu từ năm 451, dân chúng từ đất liền chạy trốn đoàn quân của vua xứ Huns, Attila, trong nỗ lực thôn tính Tây Âu.

Họ đến ẩn náu nơi vùng đầm lầy chỉ có những người đánh cá, đến năm 466 dù đã hết chiếnh tranh một số người trở về quê quán trong đất liền, số còn lại thành lập cộng đồng tự trị, bầu người lãnh đạo mỗi năm, không lệ thuộc vào La Mã. Dòng lịch sử của thành phố nổi trên nước này cũng chìm nổi long đong, cũng qua bao nhiêu máu đổ thịt rơi, nhiều chuyện kể kinh dị xảy ra trong cung cấm, yêu – ghét – thủ đoạn không thể thiếu trong lãnh cung. Nghe nhắc đến tên người Venice đầu tiên Marco Polo đã tìm ra con đường buôn bán tơ lụa với châu Á, vào thế kỷ thứ 12.

Chiếc cầu nổi tiếng Ponte di Rialto (Rialto Bridge) trai tim của Venice xây dựng trong 3 năm – 1588 – 1591

những cửa tiệm bán đủ mọi thứ trên cầu – hình ảnh người dân tất bật mỗi ngày

Bên cạnh chiếc mặt nạ “nhởn nhơ” của du khách,

có lẽ đây là lý do nhiều du khách phàn nàn vì sự lạnh nhạt của người dân đối với họ, cho dù du khách là nguồn thu nhập chính yếu. Nói chuyện với Alen, người tiếp tân của khách sạn, anh nói các ông chủ lớn của các thương vụ tại Venice nhà hàng khách sạn tàu bè v.v phần đông không là dân Ý, nếu có cũng sống ở đâu đó không có mặt tại chỗ, nên điểm chính yếu của họ là thu tiền – tiền – tiền – du khách đến rồi đi có gì phải níu kéo mà không thẳng tay tính lãi, có gì mà phải tha thiết ân cần – nhân viên làm việc có tận tình đến đâu lương được trả cũng chỉ là thế, anh chỉ cho biết cách mua bán, cách gọi món ăn, cách đi tàu thế nào cho nhanh v.v

Ngôi chợ gần khách sạn, nơi chúng tôi ghé mua thức ăn, họ bán sẵn các loại thịt đã chín, mua về ăn ngay rất tiện

Rau trái mình tự cân tự gói lấy, phải đeo găng tay trước khi chọn lựa rau trái. Ai cũng lo bị móc túi khi du lịch Châu Âu, Ý v.v nhưng dân trí của họ rất cao các dịch vụ công cộng hầu như tự giác không ai canh giữ ai, thành phần móc túi là dân tứ xứ nơi khác đến – không phải là dân địa phương. Trong chợ chai nước 1 lít giá 37 xu Euro – mua ở ngoài giá 2.50 Euro.
Chợ cũng gần bến đò chính P.Roma – nhà băng – bưu điện và quán cà phê có bán kèm bánh mì ăn sáng giá 1.50 Euro, du khách nhẩn nha chỉ chỏ ăn bánh này, thích bánh kia, người dân vội vã trả tiền uống ực ly cà phê rồi bước thẳng xuống bến phà

Buổi tối ghé tiệm kem – 1.75 Euro một thìa – một hương vị – kem chảy tan trên lưỡi ngọt ngào

du khách đổ ra đường đi chơi – đèn và sao cùng lấp lánh.

Những chiếc thuyền tình gondola trang trí đẹp đậu yên trên bến – thương vụ này đã bị mang tiếng không ít vì giá cả đắt, người chèo thuyền ngày xưa nay đã mất thay vào đó là những “tay anh chị” giành giật mối lái kiếm lợi – họ không còn hát âm điệu Santa Lucia để ru du khách như xưa

Di chuyển như thế này trên giòng kênh hẹp ồn ào tiếng tàu chạy bằng máy, ghe phải chèo sát bờ, người chèo đò cho dù muốn cất giọng du dương cũng không thể nào thực hiện được. Điều này có lẽ du khách nên tìm đến khách sạn Venetian tại thành phố Las Vegas, may ra an toàn và dễ thực hiện hơn.

Thành phố của âm nhạc – chiều trên quãng trường San Marco (Piazza San Marco) nơi có nhà thờ cổ Basilica di San Marco, chẳng cần phải ngồi vào bàn để sẵn, giá một ly café 20 Euro, ngồi xuống bậc thềm dựa vào chiếc cột đá để nghe âm thanh vĩ cầm hòa cùng tiếng dương cầm thánh thót, tiếng đàn xếp accordion ngân nga, âm điệu thân quen dìu dặt:

“Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây xác hiu hắt lạnh lùng.
Ôi lãng du quay về điêu tàn.

Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ?
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ?
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa. (Torna a Surriento Tác giả: De Curtis Lời Việt: Phạm Duy)

Và chẳng ai có thể cấm cô du khách hát vang trong đêm, đêm lấp lánh ánh đèn treo thay ánh sao mờ vì bị cơn giông đuổi đến – hơi mưa làm không khí ẩm nồng thêm

Lạc vào quán rượu khuya không dành cho du khách trứớc khi chuyến tàu cuối cùng trong ngày ngưng chạy. Du khách vẫn còn chuyến tàu chạy suốt đêm, co dâu hiệu N mỗi nửa tiếng, thay vì mỗi năm phút – mười phút – hai mươi phút tùy theo tuyến tàu .

Đêm ấy tôi đã hoang mang không ngủ được vì lạc bạn, cô em Hồng Yến – đôi uyên ương Hà – Vũ Hải, ai biết được hướng đi về đâu trong các ngõ ngách ngoăn nghoèo sau khi đi theo mũi tên chỉ tìm “phòng phấn – wc” , cuối cùng biết ra các bạn đã đi chuyến tàu cuối của một tuyến khác – tôi lên chuyến cuối tuyến tàu này – tôi về khách sạn trước vì tuyến đi ngắn hơn.

Vấn đề tìm ra phòng vệ sinh công cộng tại Ý hơi khó, cho dù họ có vẽ dấu mũi tên chỉ hứong trên tường, trên đường đi, theo mũi tên ấy khi vào, cũng theo mũi tên đi ra sẽ ngơ ngác thấy một nơi hoàn tòan khác hẳn, nếu có người đứng đợi lạc mất nhau là việc rất bình thường, tóm lại nên đi cùng nhóm để tránh tình “kẻ đứng đầu kia – kẻ ngóng đầu này”. Một lần ghé phải mất 1.5 Euro – nếu mua thẻ trên website giá rẻ hơn và nhất là sẽ không bị xếp hàng. Mua bao nhiêu lần sẽ nhận bấy nhiêu thẻ, nên có thể chia cho người bạn đi chung. Ga xe lửa – viện bảo tàng du khách được dùng phòng vệ sinh thoải mái, nhà hàng cũng có dành riêng cho thực khách, quán rựou dễ dãi hơn, ai vào cũng được, nhưng tìm ra quán rượu cũng không dễ chút nào, vì ở khuất đâu đó trong các ngõ hẻm rất hẹp, rất sâu.

Để buổi sáng, cũng trên quãng trường ấy chim bồ câu khắp nơi, “tấn công” du khách đòi ăn – đang đi có thể bị . . . chi đó rớt trên tóc – người ta khuyên đợi nó khô rồi hãy phủi đi, tương tự như đợi cơn giận chùng xuống hãy lên tiếng, kẻo mà “tùm lum tá la!”

Nét đẹp của Piazza San Marco nói riêng, của Venice nói chung bị những tấm hình quảng cáo khổ lớn làm phiền không ít, giống nhan sắc của cô gái đẹp bị người ta trét phấn bôi son một cách vụng về.

Murano – Verona

6 Replies to “Thao Thức Ban Ngày”

  1. Baì tường trình chuyến du lịch Venice rất chi tiết, hình ảnh phụ họa sinh động. Đây là taì liệu cho nhưñg ai chưa đi Venice cần tham khảo. Mong đọc những baì kế tiếp của chị.

    TH

    Thích

  2. Minh rat thich nhung bua hinh ve thanh pho noi tren nuoc cua ban. Mot net rat dac trung cua Venice-vua co kinh, doc dao va da tung la niem cam hung cho tho ca, nhac hoa. “Oi! Giac mo qua mong doi phieu lang giang ho…”

    Thích

    1. Nhu Hoa men!
      Sao Nhu Hoa di mot chuyen Au Chau ma khong ghe Bac au Choi cho biet. Nhin hinh anh thi chac chan la chuyen di day thu vi. Nguoi Hoi am o tren Tran Loan (71-SNA) co phai la Thanh Loan khong vay Nhu Hoa?
      Phu Hung Nguyen
      Cao Thang 1974

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: