Ngàn Xanh – Seattle – Evergreen

Mỗi lần lên xứ Ngàn Xanh về là lòng nhớ nhung lưu luyến không nguôi, nỗi nhớ hạnh phúc, nỗi bồi hồi nhìn từng góc từng khung kỷ niệm! Con người có tổ có tông, có một nơi để về để nương để tựa. Gia đình bác Cả của tôi nơi cho tôi cảm giác ấm áp ấy.
Khi còn Bác, từ phi trường bước vào nhà là bàn thờ có hình ảnh ông bà Cố – ông bà Nội lung linh ánh nến, dù chỉ dùng nến điện, gặp bác tôi lại thấy Bố của tôi bên cạnh. Thập niên 1970, khi gia đình tôi có cậu Út Chương, con đỡ đầu của bác, chiều nào đi làm về bác cũng ghé nhà tôi ở quận 10, trước khi về nhà bác khu nhà thờ Ba Chuông giáo xứ Đa Minh. Lý do tôi yêu kính nhớ thương bác tôi vô cùng vô tận.
Đọc tiếp “Ngàn Xanh – Seattle – Evergreen”

Tổ Trống

Hôm nay lần thứ 3 cô út dọn ra khỏi nhà, lần thứ nhất vào UC Davis – lần thứ 2 vào LECOM – lần này St Mateo cho gần nơi làm việc .
Lần 1 khóc quá chừng, ai nhắc là khóc .
Lần 2 lo quá chừng vì xa quá là xa, cũng khóc vì lo .
Lần này tỉnh queo, vì khỏi phải ngồi chờ nghe tiếng xe con về mới vào buồng ngủ được . Đi làm cách nhà 45 phút, nếu kẹt xe có thể đến hơn một tiếng – Mùa đang đổi tối hơn nhất là hay có mưa bất chợt .
Các con đủ lông đủ cánh rồi, cánh của mẹ mỏng dần, không đủ ấm để ấp ủ con nữa, chỉ còn trái tim phập phồng lo lắng cho con .
– Mom, I allow you to cook 4 me . I will be home on the weekend OK . nháy mắt cười cười! Don’t worry, I am 27 years old girl . . .. . not 17 blah blah blah . . . .
Cô nương ơi cho dù cô có 100 tuổi cô vẫn muôn đời là nỗi lo lắng của tôi cô ạ!
Dọn đi đi, me có bầy gà con rồi . . .


Ngày 30 tháng 9 năm 2013

Ngày 1 tháng 10 năm 2013

Con So

Chị đăng lại bài viết này, thân tặng các em vừa có cháu bé đầu lòng.

Con yêu của má! Con hỏi tại sao gọi là có bầu con so?

Mở tự điển So có nghĩa là: Đặt kề nhau, song song với nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu. So lại dây đàn. So mái chèo. Làm cho (đôi vai) nhô cao lên, tựa như so với nhau. Ngồi so vai. So vai rụt cổ.
Vậy mà lần thai nghén đầu tiên được gọi là có mang (chửa) con so. Tương tự như gà mái cho trứng lần đầu cũng được gọi là trứng gà so. Không cần hiểu rõ So là gì, nhưng khi có con lần đầu, bà mẹ nào không hạnh phúc sung sướng trong lòng.
Đọc tiếp “Con So”

Bún Bung

Hà Nội như động tiên sa
Sáu giờ máy hết đèn xa đèn gần
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Thức gì cũng có xa gần bán mua
Giữa chợ có anh hàng dừa
Hàng cam, hàng quít, hàng dưa, hàng hồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Hàng vóc, hàng nhiễu thong dong nượp nà
Cổng chợ có chị hàng hoa
Có người đổi bạc chạy ra chạy vào
Lại thêm “sực tắc” bán rao
Kẹo cau, kẹo đạn, miến xào, bún bung
Lại thêm bánh rán, kẹo vừng
Trước mặt bún chả, sau lưng bánh giò
Ồn ào chuyện nhỏ, chuyện to
Líu lo chú khách bánh bò bán rao
Xăm xăm khi mới bước vào
Hàng tôm, hàng tép xôn xao mọi bề
Lịch sự là chị hàng lê
Quàng quạc hàng vịt, tò te hàng gà
Nứt nở như chị hàng na
Chua vào hàng sấu, ngọt ra hàng đường

Một bài ca dao dài kể bao món ngon vật lạ của miền bắc, bài ca dao bà nội tôi hay đọc và giảng giải từng ly từng tí về các món ăn mà tôi không thể hình dung ra được, thuở ấy sống trong nam, sau hiệp định Genevè 1954, làm sao biết được quả hồng quả sấu, mỗi miền có những món ăn cũng như các loại quả khác nhau.
Ẩm thực là một văn hóa kỳ diệu con người không sao quên nó, cho dù vật đổi sao dời, cho dù vũng hóa đồi đồi biến vũng. Ngay bây giờ khi xa quê vạn dặm, những chuyến bay dài hơn một ngày, đổi máy bay vài nơi, món ăn thuần túy Việt-nam theo người Việt tha hương khắp chốn.

Ngày ấy, mỗi buổi sáng tinh sương tôi xách giỏ đi chợ Vườn Chuối, không khí buổi sáng quyện mùi hoa vạn thọ, hoa cúc trắng ngai ngái, tôi thích hàng bánh cuốn Thanh Trì, người bán là một chị người Bắc sống ở Hố-nai, tôi nghĩ chị phải thức sáng đêm để tráng bánh mang lên Sài-gòn bán. Những tờ bánh cuốn mỏng hơn giấy pơ-luya điểm vài vệt màu nâu từ miếng hành phi thơm vàng. Chị chỉ bán đúng một thúng bánh, kèm với đậu phụ chiên, nếu không đến sớm là hết. Tôi còn nhớ mãi da mặt của chị có vài vết rổ, ông cụ tôi khi ấy chỉ thích bánh cuốn của chị, nước mắm không pha chỉ là nước mắm nhĩ vắt vài giọt chanh có hai ba lát ớt cay vừa đủ xộc lên mũi. Đọc tiếp “Bún Bung”

Dấu Gạch Nối


Nhắc đến người chết người ta hay viết năm sinh và năm tử có dấu gạch nối ở chính giữa. Với tôi năm sinh và năm tử không có gì quan trọng, cái dấu gạch nối là quan trọng. Một đời người chỉ tính đến cái dấu gạch nối ấy, tồn đọng trong cái dấu gạch nối ấy.

Khoảng tuổi mười mấy, cái chết làm tôi sợ hãi, nó ám ảnh tôi ghê lắm, thấy đám ma ngoài đường tôi khóc hết nước mắt dù chẳng quen biết người ta. Lý do là vì me tôi mất sớm. Đám ma của mẹ, tôi đã không khóc cứ ngơ ngơ vì bất ngờ quá. Rồi tôi để nỗi nhớ trong lòng biến nó thành tính ghen tuông, giữ bố tôi cho mẹ. Bố tôi còn trẻ, tôi không cho bố tôi có bạn gái, không cho bố tôi có bồ, tôi hứa sẽ ở vậy chăm sóc bố, bố không cần có vợ kế. Bố tôi bị bắt đi học tập cải tạo, ông chết trong tù, không có đám ma. Tìm ra bố chỉ còn bộ hài cốt, khúc xương cánh tay gãy. Tôi nuốt nước mắt vào trong, lau nước mắt vào tay áo, vào gối quần, khi tôi rửa cốt. Hai điều đau đớn xảy ra cho tôi khi tôi còn trẻ khoảng tuổi trăng tròn đến khoảng hai chín ba mươi. Đọc tiếp “Dấu Gạch Nối”

Hệ Lụy 2

heluy
Hệ Lụy
(tiếp theo kỳ trước)

Khuôn mặt bà vẫn đẹp như sáp, đường nét thật rõ ràng, gặp lại bà tôi nhớ biết bao điều. Bà cũng trách cứ tôi sao không chịu lấy chồng? Năm 75 xong, hai đứa mình loanh quanh như hai con kiến bò lòng vòng miệng chén. Những buổi chiều lang thang Tự Do Nguyễn Huệ nhìn đổi thay, nhìn nhốn nháo mà buồn. Ngày bà lấy chồng vội vã, vì gia đình bà sợ con gái phải lấy “thương binh Bắc quân”. Đám cưới đơn giản vì mọi thứ đều đã được vào quốc doanh, từ vải vóc đến thức ăn đều theo tiêu chuẩn nhà nước. Để có bánh đãi tiệc, cả đám bạn trong đó có tôi ra đứng xếp hàng mua bánh đế quốc tại khách sạn Continental mỗi người được tiêu chuẩn mua năm cái bánh su-kem ( choux crème), mười đứa được năm mươi cái, nâng niu nhẹ nhàng sợ làm hư chiếc hoa kem ti-gôn màu hồng tí ti trên ngọn bánh. Lọai bánh này muốn làm chỉ cần có chút bơ, chút bột chút đuờng, thế mà đành chịu đợi chờ rồng rắn.
Ngày cưới của bà, tôi vẫn còn đơm nốt hạt khuy lên chiếc áo dài kim tuyến và nhìn bà khóc. Tôi biết bà chưa biết yêu, chẳng một lần hò hẹn, trái tim bà trong suốt thuỷ tinh. Bà khóc! Có lẽ bà tiếc cuộc chơi đang còn dang dở, hay lo sợ ngày trước mặt bỗng ràng buộc với một người mà tôi biết bà chẳng có chút tơ vương. Nếu không bất ngờ đến thăm tôi vẫn nghĩ bà hạnh phúc. Hình ảnh bà ôm con khóc, đứa bé mũm mĩm dễ thương dăm tháng tuổi. Thế là tôi biết chuyện, anh công tử chồng bà vướng vất với xì ke, ma túy, biết ra thì chuyện đã rồi, hỡi ơi!
Đọc tiếp “Hệ Lụy 2”

Hệ Lụy

Thôi à nha, nói nhiêu đó đủ chưa? Mấy bà đừng lên mặt dậy dỗ bạn bè chớ, sao thì cũng đồng tuổi đồng niên hơn gì nhau mà dậy với bảo, mấy bà ham vui sớm có con lớn, mấy bà mắt nhắm mắt mở xỏ áo cưới về làm vợ người ta không hề đắn đo hơn thiệt, có gì hay mà khoe với khoang? Có bà bị bắt lấy chồng khóc chảy cả máu mắt bây giờ cũng lên mặt dậy tôi? Ừ tôi khó tính, ừ tôi làm tàng, ừ tôi “già kén kẹn hom.”

Ừ! Các bà nói cái gì cũng đúng hết. Thật đúng hết.
Bàn tay của bà ngón thuôn dài sơn đỏ, môi chúm chím làm duyên, ngón áp úp cái nhẫn hạt xoàn sáng lấp lánh, bà nói chuyện rổn rảng tay chỉ tứ tung, ông chồng ngoan ngoãn nghe bà một phép. Con gái có bằng master, con trai làm cho công ty lớn, chúng sắp có vợ có chồng, bà và ông sẽ về hưu tha hồ đi du lịch.
Nghe chuyện bây giờ ai biết ngày xưa có thời bà cùng tôi đi buôn chè, buôn cà phê các tỉnh miền đông, buôn gạo, thịt miền tây kia chứ. Ngày ấy, bà lanh hơn tôi mánh lới hơn tôi. Đang mơn mởn phơi phới sinh viên thành hai cô nàng buôn hàng chuyến, kể hết ra cũng đã ly kỳ tiểu thuyết. Đọc tiếp “Hệ Lụy”

Mẫu Hệ!


– Hôm nay tám tháng ba là ngày lễ phụ nữ đó chị biết hông?
– Lễ phụ nữ là lễ gì, tui thiệt không biết à nghen, nào giờ có ai biểu tui là có ngày lễ phụ nữ đâu chớ!
– Mèn ơi, thiệt chị không biết ha, ngày này bên Việt Nam người ta bàn tán xôn xao lắm lận, mấy ông đi mua hoa dìa tặng vợ, tặng người yêu, tặng đàn bà con gái trong công ty tặng lung tung xà bèng, tặng từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài, thấy phụ nữ là tặng hà chị.
– Ủa tui nhớ trước năm 1975 có nghe nói tới đâu nà !
– Chị thiệt ngộ ha, sống thời này nhớ thời khác, hồi đó hỗng có bây giờ có. Chị đọc nè nghen, cô này cỗ sanh sống tại Sài Gòn cổ kể cho tui nghe chuyện Sài Gòn bây giờ nè:
“Ngày tám tháng ba. Người ta bày hoa hồng ra lề đường mà bán. Người nào trong hình hài phụ nữ bước vào các quán cà phê hoặc nhà hàng có cửa kính máy lạnh đều được tặng một cành hồng cầm chơi hoặc được tặng kèm món quà gì đó vào phần ăn thức uống. Đám phụ nữ ở công sở háo hức hoặc khấp khởi chờ xem mình sẽ được cánh đàn ông tặng gì. Có bà chờ quà hoài không thấy, còn thẳng đuột đặt câu hỏi “quà đâu” và lẽo đẽo đi theo các ông để đòi quà cho bằng được. Đọc tiếp “Mẫu Hệ!”

%d người thích bài này: