Chương Trình Nhạc Nỗi Nhớ Còn Vương
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà. (1)
Đi – đi – và phải ra đi, có một khỏang thời gian không ngắn, người dân sống tại miền Nam Việt Nam đã truyền tai nhau chữ Đi này, hàm chứa ý nghĩa vượt ngục, hàm chứa ý nghĩa tìm lại sự sống . Họ dùng tất cả mọi phương tiện có được để Đi, chiếc thuyền mong manh được dùng nhiều nhất. Tự điển của thế giới có thêm từ ngữ Boat People – tự điển tị nạn có thêm chữ Thuyền Nhân .
Mồ hôi máu và nước mắt của thuyền nhân đã làm nồng độ nước biển mặn thêm, bao hình ảnh xót xa vẫn theo đợt sóng dâng về trong ký ức kết thành bài thơ Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển của nhà thơ Du Tử Lê. Ông sáng tác bài thơ này sau khi nghe chuyện kể từ các thuyền nhân sống sót để mỗi độ tháng tư, nốt nhạc của Phạm Đình Chương bật khóc,
Đọc tiếp “Nỗi Nhớ Còn Vương”