(Kurt Weill / Maurice Magre (1877-1941)
Lời Việt: Vĩnh Lạc
Hòa Âm: Nguyễn Minh Châu
Ấu Tím thu âm và mix bằng adobe audition 1.5
Những bài nhạc cổ điển có sức quyến rũ lạ lùng – được cất giọng hát bằng ngôn ngữ mẹ đẻ không hạnh phúc nào bằng – cám ơn nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu đã tạo cơ hội quí giá này cho Ấu Tím.
Đọc tiếp “Je Ne T’aimes Pas”
Chả – Nem
Trong tục ngữ Việt Nam có câu: “Ông ăn chả bà ăn nem” chẳng hiểu xuất xứ từ miền nào, miền bắc miền trung hay miền nam, miền nào cũng có chả, cũng có nem, miền nào nem – chả cũng ngon cũng là món đặc biệt! Chối cãi sao cũng không được, giải thích sao cũng không xong, khi hầu hết chín mươi tám phần trăm các ông các bà độ tuổi già hơn bốn mươi, nhất định hiểu câu “Ông ăn chả bà ăn nem” là ngoại tình, là thích tìm “của lạ.” Đọc tiếp “Chả – Nem”
Bánh Cuốn
Công thức khuấy bột rất đơn giản – một chén bột cần một chén nước – muốn bánh trong dai thì cho thêm bột năng. Muốn bánh ngon thì bột phải nở đều, khuấy trước vài tiếng cho chút muối – Điểm chính của bôt bánh cuốn là cách pha như sau: Đọc tiếp “Bánh Cuốn”
Bánh Gan
Bánh này rất dễ làm – không sợ bị hư đâu, vật liệu chính là nước dừa đường thẻ trứng – hoa hồi – chút bột gạo – chút bột nổi, các thứ khác như cà phê – ca cao – chocolate chỉ thêm vị thêm màu sẫm đen. Bánh đẹp phải nổi hoa xốp, mướt – vị béo ngậy. Đọc tiếp “Bánh Gan”
Măng
Măng nấu với chân giò, măng nấu với cá bông lau, măng xào mắm ruốc, măng kho thịt ba rọi, măng làm chua. Cái mùi măng chua ai không quen khó chịu, quen rồi thì tương tư, phải tìm ăn không thôi nhơ nhớ, măng chua quê mùa mà duyên đằm thắm khó quên. Măng dễ ăn, dễ kiếm, chẳng có tí ti gì chất bổ, chỉ tuyền là sơ với sơ, thế mà len lỏi cả vào cung đình, qua món măng khô nấu với chân gà, cũng như thân tình với bao người dân tay chân lấm láp bằng những món đơn sơ kể trên.
Mua được cái nồi nấu bằng hơi nóng, nấu thử cái chân giò, tốn gần “hai con công” thật xứng đáng. Nồi có hai lớp, lấy lớp bên trong ra nấu như thường, sau đó cho vào nồi to đậy nắp khóa kín, để đấy vài tiếng, mở ra nước trong, thịt mềm ngọt ơi là ngọt, chắc chắn tiền gas sẽ xuống nếu dùng nồi này để hầm xương nấu phở, nấu bún bò Huế. Có chân giò ngon, mua hũ măng chua, xả nuớc cho bớt mùi hăng, luộc sơ vắt ráo, thả vào nồi chân giò, mêm nếm hẳn hoi, rắc tí hành ngò thái nhuyễn lên mặt, thêm tí tiêu sọ xay, ăn với cơm nóng hay bún là bồng bềnh ngay một quê xưa đã khuất. Đọc tiếp “Măng”
Đàn Nhớ Âm Xưa
Đàn Nhớ Âm Xưa
Nhạc: Nguyễn Minh Châu
Lời: Ấu Tím
Mây ơi bay đến nơi nào vùng trời vô định đó
Mây! Mây bay đến nơi nào không nhắn ta nửa lời
Trong đêm thinh vắng ta chờ, màn lay gió khẽ thở dài
Nhành lan rũ cánh, tiếng dương cầm thiết tha còn đây?
Hương đêm lưu luyến mơ hồ mùi tóc ai thơm dạ lý
Bao yêu dấu tan tành theo bóng trăng xanh ảo huyền
Dang tay ôm lấy dáng ngà, chỉ còn làn khói sương mờ
Người xưa đã khuất tiếng hát buồn vấn vương
Đêm cô độc
Tìm
Trong góc phòng chiếc dương cầm trơ trọi
Phím ngà bụi phủ buồn tênh
Đợi chờ – giọng hát – liêu trai
Đàn rung não nề
Người quên ước thề
Bỏ đi chẳng về
Đọc tiếp “Đàn Nhớ Âm Xưa”
Khúc Ca Ly Biệt – Edouard Grieg – Phạm Duy
Xâm Mình
Hai chữ được dùng vào thập niên 70 hàm nghĩa gan dạ, anh hùng dám làm chuyện kinh thiên động địa, thí dụ như anh chàng dám theo cô nàng đến tận cửa nhà, rồi “xâm mình” bước thẳng vào hiên, giả vờ ngớ ngẩn để tìm cách chào cha mẹ của nàng. Hay có anh “xâm mình” đến tỏ tình trước mặt bao nhiêu bạn hữu của nàng v.v … Hai thí dụ trên toàn là dùng cho tuổi mới lớn, tuổi biết làm điệu biết để ý đến người khác phái và âm thầm ươm mơ dệt mộng, ông bà xác định độ tuổi này: “Nữ thập tam – Nam thập lục” chúng ta đang sống ở Mỹ thì có chữ “teenager” khỏang tuổi này tâm sinh lý thay đổi từ thiếu nhi sang ngưỡng cửa trưởng thành, nên cha mẹ có con khoảng tuổi này nhức đầu không ít. Đọc tiếp “Xâm Mình”
Hường
Thiệt ác nhơn mà, ai đòi uýnh đờn bà bằng một cành hường vậy ta. Tui nghe hoài đó nghen chị: “Không nên uýnh đờn bà, dù chỉ bằng cánh bông hường!” Ông Địa ơi hường nào tui không biết, chớ cây hường của tui ha, gai nó chỉa ra y như tóc mấy thằng đầu đinh có trét keo cứng ngắc vậy đó chị. Nó đâm cái nào tui la trời cái nấy, tưởng tượng thôi mà tui đã nổi gai ốc, thử thời ông nội nào cầm cành hường tui trồng, quất tui một cái có nước tui kiêu “nai quăn quăn.”
Chị đừng hỏi sao tui trồng hường hen, cái nghiệp tui nó khổ, khổ từ khi tui được đầu thai làm đờn bà, mà là đàn bà Việt Nam nữa chớ, hễ chồng cầy thì vợ cấy, hễ chồng nghỉ thở, vợ tiếp tục mần tiếp. Ừa! Mần tiếp công chiện trong nhà chớ chi, nấu cơm hen, dọn rửa hen, đến chừng cha con nó chà chưn xong leo lên chõng ngủ rồi tui cũng còn mần. Đọc tiếp “Hường”