Giáng Sinh 2020

Mùa Đông đất trời buồn hiu hắt. Nắng ấm cũng đi ngủ để sương giá hoành hành nhất là con vi khuẩn Covid19 theo cơn lạnh truyền bệnh nhanh hơn trên toàn thế giới!

Sáng nay thức dậy đã gần 7 giờ trời vẫn âm u tối, miền Đông tuyết đổ có nơi bị lụt vì mưa bão, mình sống ở miền Tây không có tuyết vẫn thấy lạnh thấm vào xương, nhìn hàng xe đậu hai bên đường thinh lặng mái nhà cũng phủ màu trắng bạc không còn nghe tiếng xe lái qua vì lệnh chính phủ khuyên dân chúng ở trong nhà không nên đi đâu vì nhà thương đã không còn chỗ để chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân, cùng lúc hãng xưởng đóng cửa văn phòng cho nhân viên làm việc ở nhà. không cần phải giao tiếp với người khác.

Sống ở tiểu bang California để trốn cái lạnh miền Đông, trốn buổi sáng ngủ dậy phải cào tuyết lấy lối đi ra ngoài trốn cảnh trắng xóa một mầu không thấy xe đâu sau khi đi chợ phải chịu giá sinh hoạt cao tiền nhà mỗi tháng cũng cao với tình trạng bệnh dịch làm tê liệt mọi thứ , tin tức vừa loan dân chúng đang từ bỏ California để sang những tiểu bang lân cận vì vẫn có thể làm việc cho công ty từ xa qua máy vi tính vừa giảm được chi tiêu không cần thiết!

Đọc tiếp “Giáng Sinh 2020”

Một Quãng Xuân Thì

Hai mươi năm trước ai có thể nghĩ quyển sách mình cầm trên tay chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay nhỉ – mời các bạn thích đọc mở những chuyện đời của Như Hoa – Ấu Tím ghi lại sau năm 1975 nhé – nhừng mảnh vụn vỡ – những yêu thương đau đớn trong góc ẩn giấu của người phụ nữ sống trong thời Sai-gòn thay đổi.

“Ở Trong Nhà”

Lần đầu là ngày 17 tháng 3 năm 2020 – lần thứ hai này California cho phép từng khu vực tuyên bố ngày “ở trong nhà” tùy theo số giường chăm sóc bệnh nhân đặc biệt còn bao nhiêu nếu dưới 20 giường là phải yêu cầu dân chúng tự nguyện ở trong nhà tránh dịch từ đầu tháng 12 năm 2020 sau khi hệ lụy của ngày lễ Tạ Ơn xẩy ra theo đúng dự kiến của các nhà khoa học đã nói trước: “Ở nhà thì ít bệnh – đi thăm nhau ăn uống cùng nhau sẽ thấy con số nhiễm dịch gia tăng.”
Mãi đến bây giờ nhiều người mới thật sự hiểu câu mắng câu rủa “đồ mắc dịch” là kinh khủng và ghê gớm, phải sống lâu mới thấy “dịch” mỗi lần nó xẩy ra trên toàn cầu cũng phải cả 100 năm!
Không có nhiều kiến thức chỉ nghe ngóng kể chuyền từ ông bà cô bác thì thế, có kiến thức đi học từ thấp đến cao từ chuyên đến không chuyên cũng biết sơ sơ là khi có dịch là có chết chóc chia lìa và buồn nhiều hơn vui – khổ nhiều hơn sướng! Chuyện đối phó không phải từ một người mà từ nhừng người có chức có quyền cao chức trọng được gọi là “chính quyền – chính phủ” do . . . ôi mình đang bị gì mà dám ra khỏi khu vực nấu nướng bước qua ranh giới quý ngài thế này – ngưng tại đây thôi! Ừ mình đang suy nghĩ và ráng nhớ xem mình rủa xả chửi rủa câu “đồ mắc dịch” bao lần trong đời cho đến hôm nay nhỉ và có bao lần bị rủa “mắc dịch” mà rồi mình bị mắc nó không?
Ừ! Mình mắc dịch thật – dịch kỳ quái lần này được các ông âu yếm gọi Cô ấy – các bà thì gọi Con ấy – tên thật của nó được thế giới gọi là COVID19.
Lúc mắc dịch không ai hay chỉ nhởn nhơ thế thôi, cứ nghĩ là cúm cảm lạnh khi cơ thể nhức nhối cái đầu như có ai gõ, đôi mắt thì tóe hào quang khi đứng dậy và dĩ nhiên tỉnh bơ thả vi khuẩn tung bay tứ phương vì chưa biết dùng mặt nạ! Mặt nạ này khi đi du lịch sang Nhật mình đã tròn xoe mắt ngẩn cả người khi thấy dòng người trên phố đeo nó, Tokyo giờ bận rộn đi làm có hàng đoàn người mặc trang phục hầu như cùng màu đen và đeo mặt nạ y tế màu trắng, cứ nghĩ họ đang có đại tang vì lúc ấy chưa biết con cháu của nữ thần mặt trời muốn mọi người ngang hàng giống nhau bằng đồng phục màu xậm khi đi làm đi học để không có cách biệt sang hèn nơi công sở và trường học, ngay cả khu buôn bán xầm uất quần áo đầy màu sắc cũng thế có rất nhiều người đeo mặt nạ che miệng và mũi, tìm hiêu ra mới biết họ không muốn làm phiền nhừng người chung quanh khi họ hắt hơi sổ mũi vì bị dị ứng phấn hoa bụi cỏ, đồng thơi ngăn cản chúng làm cho họ bị dị ứng ngứa mắt nhức đầu không thể đi làm được. Trong lúc ấy Châu Âu hoàn toàn không có chuyện che mũi miệng khi ra đường cho dù có bị ho dị ứng hắt hơi sụt sịt.

Đọc tiếp ““Ở Trong Nhà””

Ngổn Ngang

Cuối năm trời lạnh, bão mùa đông thổi vào thành phố, thành phố của tôi hai hàng cây đã thay màu, lá màu vàng nhạt của những cây phong Canada, màu đỏ của cây phong mật, và bao nhiêu loại cây khác được nhân viên cây xanh trồng dọc theo từng khu phố. Nhìn lá bay theo gió tôi choàng áo chụp hình cho chính minh với lá với cây tôi yêu chúng nó biết bao.

Cuối đời lá về đất

Tôi yêu những hàng cây, thuở bé bỏng cây trứng cá cây bã đậu,  thuở cắp sách đến trường hàng cây dầu có trái như những chiếc cầu lông xoay trong gió, đến thuở hẹn hò hàng me đổ lá như confecti gài trên tóc, mỗi hàng cây là một dẫy kỷ niệm, mỗi vùng đất trên quê hương xưa là mỗi hàng cây ghi nỗi nhớ trong lòng người viễn xứ xa nhà.

Đọc tiếp “Ngổn Ngang”

Mùi

Mùi!

Bầy kiến xếp hàng đi ngoằn ngoèo, khoảng cách từ cánh cổng vào nhà không xa lắm, bụi cúc ngai ngái mùi cay.  Khung cảnh chung quanh đẹp như huyền thoại, căn nhà nằm ẩn trong khu rừng nhỏ, trước mặt có suối, trên thân cây rêu xanh phủ một bên, bên kia trơ vỏ mốc, hoa dại dưới gốc lay lay ngơ ngác khi gót giầy của kẻ lạ bước kề bên. Bầy kiến bình thản đi theo đoàn bận rộn tíu tít, có lẽ trời chuyển mưa.

Ngập ngừng bên cửa, ngại ngùng hay sợ hãi phải lay động không gian chừng như trốn tránh hiện thực, người khách đứng thừ người đầu hơi cúi xuống nhìn mũi giày phủ đầy bụi đỏ, những hạt bụi lá mục.

Đọc tiếp “Mùi”

Tạ Tình

Anh!  Ngồi xuống đây bên em, em sẽ nói cho anh nghe bao nhiêu là chuyện đã và sẽ xảy ra.  Café đây anh, em chỉ cho một muỗng đường như anh dặn, bánh này em mua ở tiệm Brodard anh thích, gì nữa nhỉ, cỏ tương tư của anh, anh xem em mua bằng được Pall Mall đỏ.  Em chỉ cần anh ngồi im lặng nghe em nói.  Anh đốt thuốc lên đi, mùi khói nồng nàn gợi nhớ những kỷ niệm xưa.  Kỷ niệm xưa, một phần đời của em, phần đời đầy hoa mộng

Ngày ấy anh gọi em là “bé”, lúc đầu em không chịu nhưng sau đó em quen đi, và thích thú khi được anh kêu “Bé ơi!  Bé.” Anh nhớ tại sao mình yêu nhau không? 

Đọc tiếp “Tạ Tình”

Thu Ơi!

Lá cứ bay vèo theo gió

Muốn giữ Thu không dễ phải không Thu

Ai đó bảo ghi hình Thu sẽ chết

Mình cứ ghi giữ lại cho … Mình

Ừ mình cũng là Thu – nét Thu vàng vọt

Dấu thời gian đâu dễ giấu, phải không nào?

Sân trước sân sau lá thay màu Thu đang tàn đang dần đi vào quá khứ, ngừng lại cùng ta đôi phút Thu ơi!

%d người thích bài này: