Một Ngày Để Nhớ!

Mỗi người có nhiều ngày để nhớ. Theo phong tục Á Đông thuở xa xưa, ngẫm kỹ thấy rằng người xưa thích nhớ những ngày khó khăn, những ngày đen tối đau buồn, có thể từ những khó khăn đau buồn ấy an ủi người ta ráng chịu đựng thêm chút khổ nữa, ráng gánh gồng thêm chút nặng nữa, để lê lết đến một nơi nào đó an lành hơn chăng?

Nhìn bao hình ảnh xưa của tổ tiên để lại, so sánh với những hình ảnh của phương tây cùng thời, bỗng dưng buồn khan, người ta có nghèo khó chi chăng nữa cũng áo quần lành lặn, dân mình rách nát tả tơi, đàn ông của người ta đứng thẳng lưng, đàn ông của mình lom khom ốm yếu, đợi có người:”một quan là sáu trăm đồng, chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi!” đến lúc võng lọng vinh quy, thì quan nằm dài trên võng cho lính khiêng, rồi thê rồi thiếp, rồi quát ra lửa rồi dân tình khổ vẫn khổ, quan chỉ học như vẹt, thuộc kinh điển vanh vách, quan không có sức để xẻ núi làm đường, quan không có học dẫn thủy nên điền trạch cứ tùy theo kinh nghiệm dân gian mà làm, tùy theo ý trời, trời thương thì có lúa thóc, trời giận thì “hành cơn lụt mỗi năm” dân bị đói rét. Thêm vào đó là lòng tin vào thuyết kiếp trước kiếp sau: “Kiếp trước mắc nợ, kiếp này trả – kiếp này ráng chịu khổ kiếp sau sẽ sung sướng!” Đọc tiếp “Một Ngày Để Nhớ!”

Lỡ!

Cuộc đời của mình có nhiều điều bị lỡ – bị mất đi – không tìm lại được. Mấy ngày qua, từ một tấm hình chị bạn gởi cho xem, thấy quyển sách của mình nằm trên kệ của thư viện trung tâm thành phố San Francisco mà rồi tìm tòi ra rằng bao thâm tình mình lỡ dịp cám ơn, lỡ dịp gặp mặt, lỡ dịp bắt tay ân cần, lỡ dịp viết thư thăm hỏi. Xét lại cả đoạn dài gần tám năm trời, từ ngày quyển sách đầu tay – cũng là cuối cùng ra mắt âm thầm, không kèn không trống, vì tận đáy lòng mình không có sự ham muốn thật sự phải in những điều mình đã viết – đã thả vào thinh không – đã gởi đăng trên báo này báo khác thành sách.

Đọc tiếp “Lỡ!”