Bánh Canh !

Bây giờ các ông thích vào bếp hơn, từ vật liệu đến các dụng cụ dùng trong nhà bếp ngày một hoàn hảo, muốn ăn gì, thích nấu gì chỉ cần hỏi anh Gù – cái khó là tìm công thức nào “tin tưởng” được, ngay cả người ta chụp hình đẹp, mình làm thử cũng không ra .

Lần này theo chân anh bạn sống bên Đức nấu món bánh canh giò heo xem sao, ông chàng làm bánh canh tại nhà, cái lạ là nước lèo nấu sau khi có bánh canh.

Ai ăn bánh canh không nè (Bấm vào đây)

Gởi Đến Bạn

Không biết tại sao, sợi chỉ mong manh liên kết tôi vào suy tư của một người! Tôi mơ hồ tưởng tượng, người ấy có mái tóc dài, có khuôn mặt đẹp, đôi môi hơi trề ra vẻ khó chịu, trái tim thì không!


Mỗi ngày tôi búng vào sợi dây chỉ ấy, nghe âm thanh tôi chờ, và hạnh phúc.

Toronto

Chuyến xe đưa hai vợ chồng tôi từ Ottawa đến Toronto – thời gian di chuyển là 4 tiếng, giá vé 145 đồng Canada. Anh Châu chồng của chị Kim Nga và cháu Vy đưa chúng tôi đến bến xe ngay trung tâm thành phố Ottawa, nơi có chợ Tàu, có thật nhiều hàng quán của người Việt Nam, tiệm phở anh và cháu dẫn vào ăn khiến tôi có cảm giác mình đang ở một góc nào đó của quận 5 ngày xưa, vị phở thơm ngon, giá và húng quế được chở đến từ Toronto. Đọc tiếp “Toronto”

Ottawa

Từ Montreal đến thủ đô của Canada cần hai tiếng lái xe, con đường đẹp thơ mộng như tranh vẽ, cây cỏ xanh ngát hữu tình, nhất là đi chung cùng vợ chồng của bạn, tình thiên nhiên, tình bạn hữu, Robert, một người bạn còn hơn cả bạn theo lời anh Tân giới thiệu. Montreal nói tiếng Pháp, một Âu Châu thu nhỏ duyên dáng, dân tình thân thiện, đời sống an lành, nhàn nhã. Anh Tân, người bạn đời của Hà, cũng là bạn cũ của tôi, chúng tôi cùng sinh họat trong nhóm Dân Vũ Quốc Tế của sư huynh Nguyễn Thành Trung, người qua đời ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đọc tiếp “Ottawa”

Bay Cao Giấc Mộng Đời Người

Một tuần đã qua, tôi trỏ về góc computor của mình, mở xem hình ảnh – phim thu vội, để nhớ chuyến đi dễ thương của tôi, chuyến đi gặp gỡ kỷ niệm thiếu thời, gặp gỡ nơi chốn mới tôi chỉ biết qua báo chí phim ảnh.
Mua vé tìm về kỷ niệm không dễ, mua vé cho một thời áo trắng lại khó hơn, càng ngày càng khó tìm về kỷ niệm, càng khó tìm lại một thời áo trắng, cái khó không phải tại mình mà cái khó phát xuất từ hoàn cảnh chung quanh – sức khỏe việc làm, bao nhiêu chuyện linh tang linh tinh không đoán trước được.

Tôi hay nói đùa:

– Ai già cứ già mình thì không! Đọc tiếp “Bay Cao Giấc Mộng Đời Người”

Niềm Hạnh Phúc

Thời gian trôi nhanh quá! Câu nói được nghe hoài hầu như mỗi ngày, ngay cả chính mình cũng hay bật thốt.
Mới hôm nào không xa còn nắm tay dạy con bước, nay các con khôn lớn trưởng thành, làm cha mẹ chỉ mong các con nên người, chỉ mong các con có một đời sống tương đối hạnh phúc hơn mình.
Dùng chữ hạnh phúc ở mức độ tương đối – yêu được yêu – có đủ thu nhập để sống theo ý mình – không xa hoa không nghèo đói – lo được cho thân mình nghĩ đến mọi người thân quen – biết chia sẻ không ích kỷ – hạnh phúc có thiên hình vạn trạng, ngay cả khi lo lắng đau khổ gặp trắc trở gian nan cũng có thể là nguồn hạnh phúc – người ta gọi là thú đau thương chi đó.

Tám năm về trước, con bé lìa nhà đi học xa, xa hơn hai tiếng lái xe trên xa lộ, với tốc độ 70 dặm một giờ, khoảng cách từ nhà đến trường là 109 dặm = 179 kilomet – mẹ phập phồng lo lắng, khóc khô cả mắt vì sự trống rỗng trong căn nhà nhỏ, cho dù “chàng” vẫn kề bên. Rồi cũng quen!

cimg2913

UC Davis California – 2008

 
Sau bốn năm đại học, cô nàng bay xa hơn, thay vì 109 dặm (179 Km), thành 2595 dặm (4176 Km). Máy bay đổi hai lần nếu muốn về San Jose Airport – một lần nếu về San Francisco. Mỗi lần ngồi chờ tin “con đã đến nơi” là một lần thao thức – cô nàng tiết kiệm tiền mua vé giá thật rẻ, nên chuyến bay luôn vào nhừng giờ không ai muốn đi.


Ngày được chính thức nhận vào trường 2009 (White coat ceremony)

Tháng 1 trời còn lạnh, mặt hồ đóng băng, ngọn hải đăng sừng sững ngắm nhừng cô cậu sinh viên hạnh phúc nhập trường – khoác chiếc áo trắng lần đầu, chuẩn bị cho nhừng năm học xa nhà, nhớ món ăn mẹ nấu, đánh vật với sách vở, phải nhớ nhừng tên thuốc dài ngoằn đầy chữ, đầy gốc tích họ hàng nhà thuốc rồng rắn, có đứa hợp nhau, có đứa ghét nhau, chỉ một sơ xuất của người thầy thuốc đủ kết liễu một sinh mạng!

Chẳng biết con học hành thế nào, chỉ biết cô và hai bạn cùng lớp thắng giải nhất trong cuộc thi toàn tiểu bang (LECOM PHARMACY STUDENTS WIN STATE COMPETITION) giữa các trường Y Dược, lại chạy marathon nữa chứ – tuổi trẻ thật nhiều sinh lực. Mùa đông con gái phải cào tuyết đi học, đây cũng là một trong nhưng lý do cô thích đi học xa tít tắp, rời khỏi vùng nắng ấm hiền hòa California.

Thế mà, nay cũng đã xong, ngày lễ tốt nghiệp long trọng, áo mũ xênh xang. Bà mẹ của cô nàng áo mũ xênh xang ấy hẳn vui hơn ai hết, sao lại không vui nhỉ, bao nhiêu điều ấp ủ trong lòng bao nhiêu ước vọng thuở thiếu thời của bà, nay các cô con gái thay bà thực hiện. Đôi khi sự khoe khoang cần được khoan hồng, cho những người như bà – người không hoàn thành hết học trình đại học, võ vẽ đôi điều hiểu biết căn bản qua học trình trung học. Tất cả hành trình học hành của bà, vốn liếng hiểu biết của bà chỉ được trui rèn trong trường đời khúc khuỷu, gian nan sau năm 1975.

Tháng 6 ngày 03 năm 2012

Chắc chắn một điều, không chỉ một mà hàng ngàn hàng vạn bà mẹ Việt Nam trong số vài triệu người Việt tha hương sống trên toàn thế giới, mang niềm vinh hạnh khi con cái thành công trên xứ sở chỉ có 10 phần trăm tốt nghiệp các chuyên khoa liên quan đến sức khỏe con người.

Trong ngày lễ tốt nghiệp trang trọng, những giọt nước mắt long lanh trong mắt các bậc phụ huynh, có con tốt nghiệp sau những năm tháng học hành vất vả, hẳn đẹp hơn nước mặt hồ Erie của tiểu bang Pennsylvania.


Hôm ấy trời bão, mưa như trút, hình chụp khi ngớt cơn mưa trời vẫn còn chùng mây xám.
Trong buổi lễ có phần choàng khăn, đạc biệt nếu trong gia đình đã có cha mẹ, chồng vợ hay anh chị em, đã có học vị tiến sĩ (doctor) sẽ được choàng khăn cho con – vợ hay chồng, anh hay em của mình trong buổi lễ. Cô chị không có mặt, nếu có hẳn bà mẹ đã lăng xăng chụp hình cho bằng được mới hài lòng.


(Tháng 6 ngày 15 Năm 2007)

%d người thích bài này: