1993 – 2016 Làm toán = 23 năm – vậy mà người phụ nữ vẫn được nhận ra trong đám đông cùng học CE cho bằng hành nghề tiểu bang CA, trái tim hụt mất một nhịp vì bất ngờ. Diễn giả từ bục buớc xuống nói: “Vui quá gặp lại cô!”
Ms Reed người đã dạy thêm cho tôi về ngành tôi học sau Ms Vidal hai năm. Bà dạy tôi cách quản lý một phòng mạch từ A đến Z
Có lẽ vì giọng nói ngọng nghịu trong lớp học, bài viết có điểm cao nhưng nói câu gì ra cũng làm người khác cười bò lăn bò càng cho dù đã đi làm đã ở chung đất, đã cùng hít thở khí trời vài năm.
Tôi hỏi cô: Tại sao cô có trí nhớ lâu như thế, có phải vì giọng nói bập bẹ của tôi không?
Cô trả lời: Không phải đâu, vì khuôn mặt của cô đó, khuôn mặt không sao tôi quên được nhất là nụ cười.
Tôi không có hình chụp cùng với cô, vì lớp học sau giờ làm việc – trời tối ơi là tối. Nghĩ lại khoảng thời gian vừa sang Mỹ tôi chịu khó thật – vừa học vừa làm, bây giờ hẳn là chịu thua.
Đây là lần thứ mấy trong đời tôi được nhận diện bởi một người đã không gặp nữa đã rất lâu, lần đầu tiên là tại chợ Á Đông, một anh bạn từ hồi xưa hồi xửa chạy đến trước mặt gọi tên và ôm choàng lấy – may là ở Mỹ, nếu ở Việt Nam hẳn có chuyện to. Sau đó là các bạn học cùng trường thầy dạy học cũ, thêm một chuyện thật hy hữu nữa là thầy dạy Lý Hóa sống ở Canada, nghe giọng tôi từ Mỹ qua chiếc điện thoại cũ kỹ năm 1994, chẳng cần nghe tôi xưng tên, thầy ngọt ngào gọi đúng tên tôi, thật là lạ lùng tôi phải tự xem lại mình tại sao lại thế?
Cô giáo dạy tôi tiếng Anh cũng vậy, cô nhận ra tôi sau cả chục năm, khi tôi dẫn bạn mới đến Mỹ đi ghi danh vào học, có thể vì tôi có vài điều đặc biệt như thế này:
Mùng Một Tết Việt Nam trùng ngày học, tôi mặc áo dài vào lớp, tôi không bỏ được chiếc áo dài tôi yêu thích – đến nay thùng áo dài ngày một tăng dần lên, dù ít có dịp để mặc, sao thì sao tôi biết, áo đầm không thể nào phù hợp với con người của tôi vì dáng vẻ tôi “quê một cục” “chân lấm tay bùn” chỉ tà áo dài mới đúng là tôi người phụ nữ Việt thuần túy.
Con gái lớn ra trường cũng áo dài Đọc tiếp “? Tại Sao ?”