Bà Nhà Quê

– Hôm nay mình làm gì ?
Cô Út bảo: đi mua bánh ăn, mua một tặng một! Má in coupon đi nha!
Má ngơ ngác: In từ đâu?
Cô Út: Facebook!

Cách đây 14 năm facebook là cái gì đó mơ hồ lắm, các cô các cậu tuổi tròn trăng teenager gọi các bậc phụ mẫu biết đến trang mạng facebook là: super mom – incredible dad – she or he has account on facebook thêm chữ LOL, nay thì các cụ cũng đã có tên tuổi trên mạng face book hằng hà, có loạng quạng không hiểu chỗ ni chỗ tê, các cô các cậu “nhăn nhó” giúp đỡ, đồng thời cô cậu tạo thêm một account dùng tên khác kết nối với phụ mẫu, dĩ nhiên nơi này toàn ghi những điều tốt đẹp, không có hình ảnh “điên khùng nhố nhăng,” trong khi account thật sự dùng liên kết với bạn bè hoàn toàn trái ngược, hình được chụp ở những góc cạnh không có ghi trong sách dạy chụp hình, có thể là chiếc lưỡi dài le ra, cùng đôi mắt trợn ngược, tóc có ba màu đối nhau, cùng những câu thần chú viết tắt bằng ký tự.

Thôi thì phụ mẫu cũng đã từng một thời ngang dọc, cũng leo rào, cũng gian dối, cũng linh tinh lang tang, trong khoảng tuổi do dự giữa thành niên và hoa xanh hoa tím, đành làm lơ không biết đến cho xong. Đọc tiếp “Bà Nhà Quê”

Mùa Cưới!

Chập chùng cây xanh là điều đập vào mắt tôi trước tiên, kế đến là không khí ươn ướt của sương – không phải sương mà là mưa bụi, hạt bụi mưa không làm ướt tóc chỉ có thể vương mắc áo len, tôi nhắc đến áo len dù lâu rồi tôi không còn dùng áo len nữa! Áo len không đủ ấm với khí hậu nơi này.

Khoảnh không gian rất nhỏ, mái hiên nhà buổi chiều nắng đã tắt. Tôi nheo mắt nhìn, xa xa giải lụa mây trắng đục phủ lên chập chùng xanh, chập chùng xanh ngút mắt. Tôi hít làn không khí ngọt ấy, không khí có mùi thông pha vào mùi cá đang được chiên trong chảo. Tôi cảm được sự pha trộn giữa đời thường và chút mơ mòng con người có thể cùng lúc thụ hưởng. Đọc tiếp “Mùa Cưới!”

Bánh Gan

Lâu lắm rồi, cái thuở hột gà đắt hơn hột vịt, cái thuở người ta ở Sài Gòn theo dõi giá vàng theo giá hột vịt, hễ hột vịt 30 đồng một trứng thì giá vàng là 3000 đồng một chỉ, ngộ héng có ai nhớ thời đó không ta! Có một loại bánh nửa tây nửa ta được thích ăn, bánh gan. Học khéo thuở ấy khó lắm, vì lò nướng bánh thô sơ, theo kiểu than trên than dưới, có khi dùng nồi gang cho cát vào đậy kín để hơi không thoát ra ngoài, cùng lúc than trên phải giàn ra cho thật đều. Khác với bây giờ làm bánh với lò nướng kèm theo bếp ga dễ ơi là dễ, chỉ cần mở tủ lạnh lôi trứng – đường – bột – bơ . . . là xong – công thức từ ông bà Google tràn ngập tha hồ các bà các cô làm khéo, cho dù phải kiêng ăn sợ mập.
Đọc tiếp “Bánh Gan”

Chuyện Bâng Quơ!

(Bài viết năm 2009 – ViệtTIME)

Sau bốn tuần nghỉ việc, bận rộn cùng cháu ngoại đầu lòng, trở về công việc hằng ngày bao niềm thú vị, gặp lại Linda, nghe kể: “Đến Việt Nam lần thứ ba, tôi vẫn thích Mũi Né cát trắng xóa, biển xanh ngăn ngắt màu mây nước trong suốt, nhìn thấy những ngón chân trầm trong nước, buổi chiều đi bộ dọc theo mé biển.”
Tôi hỏi thêm: “Điều gì đặc biệt nhất Linda cảm nhận được, sau ba lần thăm Việt Nam, từ Nam chí Bắc? Cô nhìn vào mắt tôi trả lời: “Thành phố lớn, nhất là thành phố Sài-Gòn toàn là người trẻ tuổi, tìm người già không ra, nhất là những người có thể nói tiếng Anh với tôi. Tuổi trẻ thích ồn ào và không chịu đi ngủ, giữa đêm họ vẫn ở ngoài đường, trên những chiếc xe hai bánh, lạng lách bằng tiếng còi xe tin tin. Tôi gặp rất nhiều cô cậu trẻ tuổi ngồi trên xe gắn máy bên lề đường, tay chống cằm, ngắm nhìn xe chạy qua lại ngày trong tuần, họ không đi làm, không đi học! Các cháu bé đi bán dạo nhiều quá, không biết các cháu có được đi học không?”
Điều nhận xét của cô hẳn là đúng, dân số Sài Gòn gia tăng chóng mặt, năm 1975, khu vực Sài Gòn Gia Ðịnh là ba triệu rưỡi dân, nay đã hơn tám triệu, sống chen chúc có nơi hơn năm ngàn người trong một kilomet vuông. Tình trạng nhà cửa san sát, bốn mét chiều ngang, năm mét chiều dọc là một cơ ngơi khó có thể tạo được, ông bà cha mẹ, con cái cháu chắt ở chung cùng nhau, người trẻ phải tháo chạy ra đường là điều không ngạc nhiên, nhất là ở ngay trung tâm thành phố. Đọc tiếp “Chuyện Bâng Quơ!”

Không Quên Được Thu Ơi!

Những tưởng chẳng còn mê say chi nữa hết, mà màu lá mà tiếng mưa lại khuấy động lòng này – lại thiết tha đội mưa ra vườn để cảm lại nỗi rộn ràng nghe tiếng mưa rơi – nỗi đắm mình tìm màu lá úa – mùa sang mùa sang! Tình tang tình tang!

Tìm Thu nơi nào chi xa xôi
Thu ở trong vườn ta đây thôi
Mưa Thu gợi chút tình Xuân đã
Nẩy chồi ươm nụ kết trái Thu
Ngọt thơm hồng chín môi em mọng
Lá trút theo mưa gội hết sầu
Đọng lại trong tim nguồn an toại
Còn mãi Xuân tình trong sắc Thu!

%d người thích bài này: