Biệt

– Hôm qua, lại đến Oak Hill tiễn thêm một người nũa – Hoa nến nhang thơm – người nằm thiêm thiếp không biết có còn nghe tiếng bạn bè lao xao chung quanh. “Nó không chết chẳng bao giờ thấy mặt của mày!”
Có nhừng người bạn bỗng dưng biến mất đi, chỉ khi nao có tiệc biệt ly mới xuất hiện.
Đường đời một đoạn có nhau, rồi chẳng thấy nhau, có lúc giận hờn có khi không còn thích thú – nhưng giờ cuối đến để “Nó biết” vẫn thương quý nhau. Ai mà không quý anh được chứ! Người cựu sinh viên sĩ quan khóa 21 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt – Việt Nam.

– Hai lần đạn xuyên qua thân thể – một ngay ngực – một khắp tay chân! Không chết – Trong tù bệnh trầm kha! Không chết, nay ra đi ở lứa tuổi được xem là còn trẻ, mới có hơn 70 chút xíu! Già trẻ bây giờ không biết phải định bằng con số nào.

– Anh ra đi ai cũng tiếc, người hiền lành tử tế – dù là lính áo rằn dữ dội – “Càng biết võ càng hiền!” Người ta có câu như thế. Lính bốn chữ nghe tên “Rô-Be Lửa” Nguyễn Xuân Phúc là trầm trồ người chỉ huy tài ba, hết lòng yêu thương lính thuộc quyền, vậy đó mà anh lại được Rô – Be Lửa tôn trọng từng ý kiến từng đề nghị trong những cuộc hành quân. Đọc tiếp “Biệt”

Vọng Tháng Tư

I. Ngôn ngữ

Con chưa biết nói.
Cha không còn lời để nói.
Mẹ chìm trong cơn đau.
Mắt nhìn có nói được không?

– Bố đi nhé, con.
– Bố đi khi nào bố về?
– Mai mốt. Khi nào con biết nói.
– Con yêu bố.
– Bố cũng yêu con.
– Con nhớ bố.
– Bố nhớ con còn nhiều hơn thế.

Giọt lệ nóng cay đắng rơi xuống từ khoé mắt sâu thẳm của cha, lăn tròn trên gò má bầu bĩnh phơn phớt hồng của con. Một thoáng giật mình thơ ngây.
Mẹ giấu cơn hoảng loạn sau vai áo chồng. Đá vàng phu thê.
Mùi hương có lẽ rồi sẽ phai.
Người rồi sẽ xa.
Biền biệt.

Ngày cha về, con đã lớn theo cây mận đỏ cha trồng bên hiên nhà trước cuộc phân ly.
Khi cha đi vắng, con vào trường và đã được dạy dỗ nói bằng một loại ngôn ngữ khác.
Mẹ gọi là sinh tồn ngữ.
Cha gọi là tử ngữ.
Đôi mắt con mở lớn nhìn cha, lạ lẫm.
Không còn thơ ngây.
Lời của mắt đã tắt.
Đọc tiếp “Vọng Tháng Tư”

%d người thích bài này: