Không Còn Nữa

Không Còn Nữa

Joseph Anthony Duy Tran 1991-2021

Hơn một năm nhân loại quen với mất mát vừa thấy đó đã không còn! Những con số choáng váng đọc mỗi ngày mỗi quen không còn thắc mắc, thoáng nghe tin còn mất cũng dửng dưng! Nhưng trái tim biết máu mủ ruột rà và tự nó đau như dao cắt, vết cắt từ lưỡi dao cùn cứa day cứa dứt – không như vết cắt của lưỡi dao mổ sắc lẻm cứa sâu đến xương vẫn chưa hay đã bị cắt!
Đau đau quá nỗi đau biết rằng không còn nữa dù đã tự chuẩn bị cho phần mình từ những 3 năm về trước, hai chữ thôi mà hành hạ bao con người khi nghe phán quyết từ bác sĩ sau khi đọc kết quả linh tinh từ máu từ những thử nghiệm Ung Thư – Cancer – Ung Bướu!
Người ta có thể la hét cho hạ nỗi u uất, người ta có thể khóc kể có thể làm vài việc điên rồ khi phẫn uất và người ta có thể trầm mặc khi lồng ngực vỡ toang vì quá yêu thương tiếc nuối, hai phần khác nhau khi so sánh cơ thể sinh học và thần học, uyên bác thì dùng này nọ để viết xuống bình thường thì thấy hai phần này như dầu và nước! Dầu cứ mãi nổi lãng đãng cảm giác lâng lâng đau, nước thản nhiên trôi về biển muối mặn chát xót!
Mẹ khóc một bác cũng khóc một, Mẹ khóc hai bác cũng khóc hai, có lúc bác giả vờ lên giọng chị Hai áp đặt Mẹ con đừng khóc thầm nữa chấp nhận sự sắp bày của Chúa của các đấng tối cao có quyền hạn tạo nên con người tạo nên vạn vật, các đấng ấy cũng có quyền lấy lại bất kỳ khi nào bất cứ phút giây nào con người các đấng đã tạo nên? Có một điều cả Mẹ và Bác đều không trả lời được: “Tại sao là con!”

Đọc tiếp “Không Còn Nữa”

Vụn

Hôm nay chị đi xa, máy bay sẽ đúng giờ, chị nhớ các em của chị, những đứa em chị yêu chị thương không tả nổi .
Chị muốn vỡ lòng mình ra khi các em không vui không khỏe, chị không biết làm thế nào để chia cho các em sinh lực của chị, nguồn sinh lực chị không bao giờ để cho nó tàn lụi Càng gặp phong ba bão táp, chị càng tìm cách tích lũy thêm sinh lực cho chính mình, làm được điều ấy chính là từ tình yêu thương chị dành cho các em, từ ngày Mẹ ra đi, rồi Bố ra đi. Chị phải vững mạnh để là nơi cho các em nương tựa. Đọc tiếp “Vụn”

12 Điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Theo Nguyễn Thảo

(Xin chia xẻ bài đọc hay, đọc xong biết là mình chưa hề dậy dỗ con cái – nay đến cháu ngoại cũng . . . sao sao ấy .)

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được.

Cô viết: “Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên”. Đọc tiếp “12 Điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Theo Nguyễn Thảo”

Con So

Chị đăng lại bài viết này, thân tặng các em vừa có cháu bé đầu lòng.

Con yêu của má! Con hỏi tại sao gọi là có bầu con so?

Mở tự điển So có nghĩa là: Đặt kề nhau, song song với nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu. So lại dây đàn. So mái chèo. Làm cho (đôi vai) nhô cao lên, tựa như so với nhau. Ngồi so vai. So vai rụt cổ.
Vậy mà lần thai nghén đầu tiên được gọi là có mang (chửa) con so. Tương tự như gà mái cho trứng lần đầu cũng được gọi là trứng gà so. Không cần hiểu rõ So là gì, nhưng khi có con lần đầu, bà mẹ nào không hạnh phúc sung sướng trong lòng.
Đọc tiếp “Con So”

Khoảng Trống

Khoảng Trống Cảm giác khó chịu khi lên xuống cầu thang máy lần đầu, vừa trở lại với tôi.
Thang máy bây giờ thông dụng mọi nơi, không như ngày xưa tại Việt Nam, thang máy chỉ có trong các công sở của Mỹ và vài tòa cao ốc dành cho người ngoại quốc, trên đường Hồ Xuân Hương. Cảm giác không trọng lượng, khi được nhấc bổng lên cao hay khi rớt xuống làm tôi xây xẩm nhờn nhợn, chỉ khi thang máy dừng hẳn lại mới hết.
Đọc tiếp “Khoảng Trống”

1928 – 2012

Từ cửa sổ đốm sáng bay lên
thăng hoa đời sống nhiệm màu
Thời con gái má hồng tóc xõa
Tim trinh nguyên Mẹ cũng đã mộng mơ
Tình đầu không trọn,
Tình vợ chồng sáu mưoi hai năm bền vững gối chăn!
Tám mươi ba năm, bao ngàn ngày đã khóc
Tám lần khai hoa nở nhụy nhọc nhằn
Bệnh tật đớn đau như mùa đi, mùa đến
Xuân nở hoa – hạ ấm mạch chuyển lưu
Thu chắt chiu ngậm ngùi màu lá úa
Đông kim châm da thịt trĩu nghẹn ngào
Vật vã khóc gọi tên chồng ngày an táng
Vói tay theo mòn mỏi đôi năm!

Đốm sáng linh hồn rời nhục thể thảnh thơi
Bình dưỡng khí tắt đi, Mẹ chẳng cần đến nữa
Gót chân lạnh,tay lạnh mặt lạnh
Nụ cười hồn nhiên đám mây trắng ngoài song

Mẹ đi bỏ não phiền ở lạị
Cõi tạm giăng giăng, mưa khóc tiễn đưa
Con nhớ Mẹ tim nặng niềm thổn thức
Giữ nửa khóe cười dấu lệ vào trong!

Vĩnh biệt Mẹ!

Ngày 4 tháng 2

Tháng này là tháng của tình nhân – sáng nay thứ 7 trời trong mây xanh lờ lững, thành phố San Jose thiếu nước, đài truyền hình đài phát thanh vừa khen trời đẹp lại thêm câu – vẫn mong mưa – mây xám có không đẹp nhưng báo mưa – mưa cần cho cây cỏ mưa cần cho . . .
San Jose chỉ có mưa khi bão từ biển ghé vào đất liền, nếu cơn bão không đủ cường độ, mưa đổ nước xuống biển, cũng bằng không. Đọc tiếp “Ngày 4 tháng 2”

Lần Đầu


Mới hôm nào bà ngoại xách cháu đi bác sĩ khám lại sau một tuần, để mẹ ở nhà nằm nghỉ, thế mà nay cháu đã có đủ 20 cái răng để bà ngoại tập cho làm quen với nha sĩ. Từ lúc có hai răng đầu tiên Vinh đã được bà ngoại cho đánh răng ngay sau khi ăn, nay thành thói quen, ăn xong cu cậu tìm bàn chải đánh răng xúc miệng ngay.
Nhớ ngày xưa, con nít hay bị “siết ăn” răng cửa, có những đốm đen lan dần đến khi thành lỗ hổng, thành sún trước khi răng thật xuất hiện. Lý do đơn giản là vì bú sữa xong ngủ luôn đến sáng. Đọc tiếp “Lần Đầu”

%d người thích bài này: